Perfect Match
Previous slide
Next slide

Thưởng thức sự phù hợp hoàn hảo giữa sản phẩm thực phẩm của Châu Âu và Việt Nam

Trang web này quảng bá thực phẩm và đồ uống của Châu Âu tại Việt Nam. Tìm hiểu thêm về những loại sản phẩm khác nhau của EU và kết quả, kế hoạch chất lượng và quy định về an toàn của chúng. Tìm hiểu thực phẩm và đồ uống Châu Âu, lkhám phá "sự phù hợp hoàn hảo" giữa sản phẩm thực phẩm của Châu Âu và Việt Nam.

Giới thiệu về Liên minh Châu Âu (EU)

EU là liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên với dân số ước tính khoảng 447 triệu người.
EU đã xây dựng một thị trường duy nhất trên cơ sở "bốn vấn đề tự do", cho phép con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn lưu thông tự do giữa tất cả các quốc gia thành viên EU. EU là khối thương mại toàn cầu lớn nhất và là nhà xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ sản xuất lớn nhất thế giới. EU là thị trường duy nhất lớn nhất thế giới (447 triệu người tiêu dùng) với các quy tắc và quy định minh bạch cũng như khuôn khổ đầu tư hợp pháp an toàn. Các tiêu chuẩn chung đảm bảo rằng EU có một cách tiếp cận thống nhất đối với an toàn thực phẩm và sản phẩm.

Nền nông nghiệp tại eu

Nông nghiệp là yếu tố quan trọng của nền kinh tế Châu Âu và là phạm vi mà chính phủ các Quốc gia thành viên đồng thuận cùng chịu trách nhiệm đảm bảo sản xuất bền vững và cung cấp thực phẩm ổn định với giá phải chăng cho người tiêu dùng.
Châu Âu có một số tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm trên thế giới; chúng đảm bảo rằng người tiêu dùng được phép tiếp cận sản phẩm có chất lượng cao và có thể đưa ra những lựa chọn có hiểu biết về việc sử dụng kế hoạch dán nhãn được chứng nhận trên toàn EU.

EU và Việt Nam

Các sản phẩm thực phẩm từ EU nổi tiếng trên toàn thế giới về độ an toàn, khả năng truy xuất nguồn gốc và chất lượng đích thực. Tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm của Châu Âu đều tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn nghiêm ngặt nhất. Chất lượng đích thực của các sản phẩm nằm ở tay nghề chế biến đã được hoàn thiện trong suốt nhiều thế kỷ.
Trong quá trình tiến tới phong cách sống hiện đại hơn, người Việt Nam đã bắt đầu tiếp thu thêm ẩm thực nước ngoài. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến việc mua các sản phẩm thực phẩm tốt cho sức khỏe và có chất lượng cao. Có thể nói, EU đang đáp ứng những xu hướng này bằng nhiều hoạt động khác nhau nhằm đưa thực phẩm của EU lên bàn ăn của người Việt. Những hoạt động này sẽ giúp kích thích khẩu vị châu Âu qua việc cho thấy cách người tiêu dùng có thể sử dụng chúng để làm các món ăn riêng lẻ hoặc phối hợp một cách ngon mắt vào các món ăn hàng ngày của người Việt.
EU đã lên kế hoạch cho các cuộc hội thảo dành riêng cho các chuyên gia trong ngành như người mua, nhà phân phối, nhà bán lẻ và đại diện HoReCa. Các cuộc hội thảo sẽ tập trung vào tầm quan trọng của các sản phẩm thực phẩm của EU tại Việt Nam và mối quan hệ thương mại cùng có lợi giữa hai bên. Họ dự định mô tả các hệ thống an toàn và chất lượng hiện có, khẳng định rằng các sản phẩm thực phẩm của EU là an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc và có chất lượng cao.
Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) vào tháng 8 năm 2020 sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho cả hai bên. Sẽ có mức thuế thấp hoặc miễn thuế trong vài năm tới. Các sản phẩm thực phẩm của EU sẽ có giá thành hợp lý hơn và do đó dễ dàng được đưa vào chế độ ăn hàng ngày hơn.
Hiệp định cũng bảo vệ các sản phẩm thực phẩm và đồ uống truyền thống của châu Âu và Việt Nam khỏi việc bị làm nhái. Hiện tại, 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống của Châu Âu đã được công nhận có Chỉ dẫn Địa lý (GI).

Thưởng thức sự phù hợp hoàn hảo giữa sản phẩm thực phẩm của Châu Âu và Việt Nam

Nghệ thuật nấu ăn Châu Âu trở nên hoàn hảo bởi người nông dân và các nhà sản xuất qua nhiều thế kỷ, được tìm thấy trong các biện pháp và tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hàng đầu. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất phụ gia, hương liệu hoặc các enzym được kiểm soát cao tại Châu Âu để đảm bảo thực phẩm và đồ uống có chất lượng tốt nhất. EU luôn duy trì các sản phẩm của mình ở mức tiêu chuẩn cao này để phù hợp với, và thậm chí truyền cảm hứng cho, thị hiếu của người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới.

Sự an toàn

Thực phẩm Châu Âu không chỉ là hương vị. Có nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe và sự an toàn trong toàn bộ chuỗi cung ứng – từ cánh đồng đến thị trường – bao gồm tất cả mọi công đoạn từ thuốc trừ sâu đến đóng gói bao bì. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng được bảo vệ và có thể yên tâm thưởng thức các sản phẩm thực phẩm Châu Âu.

Tính xác thực

Nhiều thế kỷ truyền thống và bí quyết được truyền lại qua nhiều thế hệ đem đến cho thực phẩm Châu Âu hương vị xác thực riêng của mình. Có thể truy ngược những hương vị này đến nhiều yếu tố khác nhau như đất, khí hậu và văn hóa tại Châu Âu. Các sản phẩm mà tất cả chúng tôi công nhận và thưởng thức đều gắn kết chặt chẽ với những nguồn gốc này và không thể được sao chép ở nơi khác. Sự phân loại sâu rộng các sản phẩm thực phẩm và đồ uống của EU giúp bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh cho từng khẩu vị, dù bạn có những hạn chế ăn uống, nhu cầu hoặc ưu tiên khác nhau.

Chất lượng cao

Thực phẩm và đồ uống Châu Âu được đảm bảo có chất lượng cao nhờ những tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt và các biện pháp kiểm soát chất lượng luôn có sẵn từ trang trại đến bàn ăn. Chất lượng này được củng cố bởi các thông lệ tốt nhất trên trang trại, trong các quy trình sản xuất tiên phong, các biện pháp và tiêu chuẩn xử lý, bí quyết có được qua nhiều thế kỷ sản xuất thực phẩm. Thực phẩm và đồ uống của Châu Âu với chất lượng cao được chứng nhận bởi nhiều nhãn hiệu đặc biệt.

Khả năng tài chính

Hiệp định thương mại tự do giữa EU-Việt Nam (FTA) sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Việc loại bỏ 99% hàng rào thuế quan sẽ cho phép đạt được nhiều thành tựu cao hơn cho các chuyên gia thực phẩm. Các sản phẩm Châu Âu sẽ trở nên cạnh tranh hơn, giá rẻ hơn và dễ có trong cách chế biến thức ăn hàng ngày.

3 nhãn chất lượng của các sản phẩm thực phẩm EU

Chính sách về chất lượng của EU nhằm bảo vệ tên của các sản phẩm cụ thể nhằm thúc đẩy các đặc điểm độc đáo, liên kết với nguồn gốc địa lý và bí quyết truyền thống của chúng. Tên sản phẩm có thể được cho là "chỉ dẫn địa lý" (GI) nếu chúng có sự liên kết cụ thể với một địa điểm tạo ra chúng Việc công nhận GI cho phép người tiêu dùng tin tưởng và phân biệt các sản phẩm có chất lượng trong khi cũng giúp nhà sản xuất giới thiệu ra thị trường những sản phẩm của họ tốt hơn.

Bảo hộ xuất xứ hàng hóa (PDO)

Tên sản phẩm được đăng ký là PDO có mối liên kết chặt chẽ nhất với địa điểm tạo ra chúng.

Thông số
Từng công đoạn trong quy trình sản xuất, xử lý và chuẩn bị phải diễn ra trong một khu vực cụ thể.
Đối với rượu, điều này có nghĩa là nho phải có nguồn gốc từ một vùng địa lý sản xuất ra rượu.
Ví dụ
Dầu ô-liu Kalamata PDO hoàn toàn được sản xuất trong khu vực Kalamata ở Hy Lap, sử dụng các giống ô-liu từ khu vực đó.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý (PGI)

PGI nhấn mạnh mối quan hệ giữa vùng địa lý cụ thể và tên của sản phẩm, mà chất lượng cụ thể, danh tiếng hoặc các đặc điểm khác về cơ bản có thể quy cho nguồn gốc địa lý của nó.

Thông số
Đối với hầu hết các sản phẩm, ít nhất một trong những giai đoạn sản xuất, xử lý hoặc chuẩn bị diễn ra trong khu vực.
Trong trường hợp rượu, điều này có nghĩa là ít nhất 85% nho được sử dụng có nguồn gốc từ một vùng địa lý thật sự sản xuất ra rượu.
Ví dụ
Thịt xông khói Westfälischer Knochenschinken PGI được sản xuất tại Westphalia với công nghệ lâu đời, nhưng thịt được sử dụng không có nguồn gốc từ loài động vật được sinh ra và chăn nuôi tại vùng cụ thể đó ở Đức.

Nhã hữu cơ

Nhãn hữu cơ EU đảm bảo các nông sản và thực phẩm được sản xuất một cách tự nhiên nhất có thể, trong khi giảm thiểu tác động lên môi trường. It also guarantees a high standard of animal welfare.

Nó cũng đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe cao cho động vật.

Thông số